
Viêm tai giữa là bệnh do nhiễm khuẩn toàn bộ hoặc một phần của tai giữa, biểu hiện qua việc tai giữa liên tục tiết dịch. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng, dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Theo y học phương Đông, viêm tai giữa […]
Viêm tai giữa là bệnh do nhiễm khuẩn toàn bộ hoặc một phần của tai giữa, biểu hiện qua việc tai giữa liên tục tiết dịch. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng, dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm.
Theo y học phương Đông, viêm tai giữa hình thành do nguyên nhân phong nhiệt và nhiệt độc, bảo gồm thể cấp tính, thể mạn tính, thể can kinh thấp nhiệt, thể thận hư hóa viêm, thể tì hư.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị viêm tai giữa theo từng thể:
1. Thể cấp tính
Để điều trị viêm tai giữa cấp tính, các bạn sử dụng bài thuốc "Sài hồ thanh can thang gia giảm". Theo đó, lấy sài hồ, ngưu bàng tử, long đờm thảo, chi tử, hoàng cầm, mỗi vị 12 gram; kim ngân hoa 20 gram và 6 gram bạc hà (nếu bị chảy máu mủ thì cho thêm 12 gram đan bì và 6 gram sinh địa), sắc mỗi ngày một thang, chia làm 1 lần uống.
2. Thể mạn tính
Trường hợp đau kéo dài, không sốt là do hư hỏa ở thận; trường hợp đau kéo dài kèm theo một vài triệu chứng về tiêu hóa như kém ăn, tiêu chảy, người gầy guộc là do tỳ hư thấp nhiệt. Trong điều trị, chia làm 3 thể như sau:
– Thể can kinh thấp nhiệt: Sử dụng bài thuốc "long đởm tả can thang gia giảm". Lấy long đởm thảo, mộc thông, hoàng cầm, trạch tả, sa tiền tử, sinh địa, mỗi vị 12 gram; đương quy, chi tử mỗi vị 8 gram và 4 gram cam thảo, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Long đởm thảo trị viêm tai giữa hiệu quả
Trường hợp ra mủ đặc có máu, sốt cao thì dùng các vị thuốc trên thêm vào 16 gram kim ngân hoa và 12 gram liên kiều. Trường hợp bị táo bón thì thêm 6 gram đại hoàng. Trường hợp ít sốt, mủ ít, tai đau nhức nhiều thì thêm thạch xương bồ, thuyền thoái, thương thuật mỗi vị 6 gram, 16 gram ý dĩ và bỏ sinh địa đi.
– Thể thận hư hóa viêm: Sử dụng bài thuôc "Tri bá địa hoàng thang". Lấy 16 gram hoài sơn, 12 gram thục địa; tri mẫu, sơn thù, đan bì, trạch tả, hoàng bá, phục linh, mỗi vị đều 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thông báo năm 2016 : Trường trung cấp dược Hà Nội liên tục tuyển sinh các lớp trung cấp dược, trung cấp y học cổ truyền đi học ngay ngoài giờ hành chính tại Hà Đông
– Thể tỳ hư: Thể này thường gặp ở trẻ em viêm tai giữa mạn tính với các biểu hiện: mệt mỏi, ăn kém chậm tiêu, sắc mặt vàng bủng, chảy mủ tai lỏng kéo dài, đại tiện loãng, mạch hoãn nhược.
Để điều trị viêm tai giữa thể này, sử dụng bài thuốc "thanh tỳ thang gia giảm". Theo đó, lấy trạch tả, sơn dược mỗi vị 12 gram; bạch biển đậu, hoàng liên, bạch thược, cốc nha, phục linh, mỗi vị 8 gram. Sắc ngày một thang, chia làm một lần uống.