
Khó ngủ là một bệnh lý phổ biến, tưởng chừng như chỉ gặp ở người trưởng thành, phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây căng thẳng tinh thần. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trẻ nhỏ cũng gặp phải tình trạng này, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Hãy cùng […]
Khó ngủ là một bệnh lý phổ biến, tưởng chừng như chỉ gặp ở người trưởng thành, phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây căng thẳng tinh thần. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trẻ nhỏ cũng gặp phải tình trạng này, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến những đứa trẻ hồn nhiên, vô tư lại bị khó ngủ về đêm nhé!
1. Quá yên tĩnh
Rất nhiều người thường cho con ngủ trong phòng cách âm hoặc hạn chế tối đa mọi âm thành vì nghĩ rằng không gian càng yên tĩnh thì trẻ càng dễ ngủ. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm vì trên thực tế, việc này sẽ tạo nên một thói quen không tốt cho giấc ngủ của trẻ. Khi trẻ đã quá quen mới môi trường yên tĩnh thì chỉ cần một âm thanh cực nhỏ cũng khiến trẻ giật mình tỉnh giấc và lâu dần dẫn tới chứng khó ngủ về đêm.
2. Cho con đi ngủ quá muộn
Một số chị em có thói quen trò chuyện với con sau khi đã làm xong xuôi hết công việc rồi mới để trẻ đi ngủ, hoặc lại nghĩ là nên để trẻ tự do vui chơi tới khi buồn ngủ trẻ sẽ tự đi ngủ… Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu, khi trẻ cảm thấy buồn ngủ tức là cơ thể của trẻ đã thực sự mệt mỏi.
Vì thế, hãy tạo cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ và đừng chờ tới khi bé buồn ngủ nhé!
3. Quá nhiều sự chú ý đổ dồn vào trẻ
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ nhỏ giống như tờ giấy trắng, chưa có khả năng nhận biết về thế giới xung quanh thì bạn thực sự đã sai lầm. Trẻ nhỏ, thậm chí cả trẻ sơ sinh đều rất nhạy cảm và chúng hoàn toàn có thể cảm nhận được sự quan tâm, chú ý mà mọi người dành cho mình.
Xét tuyển hồ sơ trung cấp dược Hà Nội và trung cấp Y Hà Nội cấp bằng chính quy đi học ngay trong năm 2016 tại Hà Đông – Hà Nội
Chính vì thế, hãy hạn chế ngắm nhìn, quan sát khi bé ngủ. Nếu bé còn nhỏ và mẹ cần nằm bên cạnh thì hãy lim dim mắt ngủ cùng bé để giúp bé dễ ngủ hơn nhé!
4. Phụ thuộc vào chuyển động mới ngủ
Rất nhiều gia đình có thói quen bế trẻ, vừa hát ru vừa đung đưa, hoặc treo một vật gì đó trước mắt trẻ và lắc lư để trẻ nhìn theo cho tới khi mỏi mắt và rơi vào trạng thái buồn ngủ. Tuy nhiên, cả hai phương thức trên đều không có lợi vì khiến trẻ ngủ không sâu giấc và hình thành thói quen không thể ngủ nếu không được đung đưa hay nhìn ngắm lúc lắc.