Wed, 05 / 2019 10:14 pm | hongly

Cam thảo là một trong những thảo dược thiên nhiên được sử dụng nhiều trong y học. Nó không những làm ngọt cho các bài thuốc Đông Y. Mà rễ cam thảo còn được xem là chứa nhiều dược tính có tác dụng chữa bệnh hiệu quả cho con người. Cây cam thảo được sử […]

Cam thảo là một trong những thảo dược thiên nhiên được sử dụng nhiều trong y học. Nó không những làm ngọt cho các bài thuốc Đông Y. Mà rễ cam thảo còn được xem là chứa nhiều dược tính có tác dụng chữa bệnh hiệu quả cho con người.

Cây cam thảo được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền phương Đông. Nó được xem là vị thuốc hữu hiệu trong điều trị bệnh hoặc có vai trò giúp cho bệnh nhân dễ uống thuốc hơn nhờ vị ngọt thanh.

Tác dụng của cam thảo trong y học

Cam thảo có chứa chất dehydroglyasperin C giúp chống viêm hiệu quả. Đây là loại chất giúp ngăn chặn hoạt động gây viêm não và ngăn chặn dây thần kinh não bị chết dần.

Giảm ngay nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao trong máu. Hoạt chất deglycyrrhizinated có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần và LDL cholesterol cũng như huyết áp.

Tinh chất flavonoid có trong cây cam thảo đất còn giúp giảm cân hiệu quả cho con người nhờ quá trình oxy hóa chất béo rất tốt.

Kháng khuẩn cực tốt với hàm lượng acid glycyrrhizic có hiệu quả trong việc kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó giúp cho cơ thể kháng virus, kháng vi khuẩn, chống nấm rõ rệt.

Giảm stress mang đến cho bạn giấc ngủ ngon. Việc sử dụng cam thảo hàng ngày sẽ giúp làm tăng mức độ cortisol và hoạt động bằng cách ức chế 11 beta-HSD và SULT2A1 có tác dụng loại bỏ căng thẳng mệt mỏi.

Hợp chất Glycyrrhiza glabra có tác dụng gây ngủ giúp tăng thời gian ngủ của những người thiếu ngủ và ngủ không sâu giấc.

Một số tác dụng phụ khi dùng cam thảo

Mặc dù cam thảo rất tốt nhưng các bạn cần lưu ý dùng theo đúng liều lượng quy định. Nếu dùng quá nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đối với sức khỏe như:

  • Gây tăng huyết áp do lượng cortisol dư thừa do dùng nhiều cam thảo có thể gây cao huyết áp.
  • Cam thảo còn làm chậm quá trình trao đổi chất. Nhiều thành phần của cam thảo bao có chứa các biệt dược ức ché gen CYP3A4 và enzyme cyochrom p450. Bất hoạt enzyme P450 cũng có thể làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc, tăng cường nồng độ của chúng trong máu làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Làm giảm mức kali khi các chất chuyển hóa cam thảo gây ức chế enzyme 11-β HSD2. Nó gây ra sự sản xuất khoáng chất quá mức làm tăng nồng độ kali trong máu.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng cam thảo vì sẽ làm tăng nồng độ cortisol gây sự gia tăng nồng độ prostaglandin trong tử cung dẫn đến các cơn co thắt dễ dẫn đến tình trạng sinh non, sinh thiếu cân.

Trên đây là một số tác dụng của cam thảo cho các bạn tham khảo. Nếu các bạn muốn sử dụng cam thảo đúng cách hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục