Tue, 02 / 2016 10:22 am | helios

Khám âm đạo ở bà bầu thường được thực hiện nhằm kiểm tra, đánh giá về quá trình sinh nở, chuyển dạ của sản phụ, từ đó có những bước chuẩn bị sẵn sàng cho thời khắc quan trọng. Dưới đây là một số điều quan trọng các bà bầu nên biết trước khi khám […]

Khám âm đạo ở bà bầu thường được thực hiện nhằm kiểm tra, đánh giá về quá trình sinh nở, chuyển dạ của sản phụ, từ đó có những bước chuẩn bị sẵn sàng cho thời khắc quan trọng.

Dưới đây là một số điều quan trọng các bà bầu nên biết trước khi khám âm đạo:

1. Khám âm đạo có cần thiết hay không?

Khám âm đạo (hay còn gọi khám trong) chỉ thực sự cần được thực hiện khi sản phụ đã bị rỉ ối/vỡ ối, đã có cơn co chuyển dạ hoặc vượt quá thời gian dự sinh. Những trường hợp chưa tới ngày sinh và chưa có cơn có chuyển dạ thì không cần thiết phải khám âm đạo.

Ngoài ra, các bà bầu cũng nên lưu ý là chỉ nhập viện khi có những dấu hiệu bất thường hoặc quá ngày dự sinh, nếu không thì chắc chắn cũng sẽ bị bệnh viện mời về.

kham-am-dao2

2. Chỉ thực hiện khám âm đạo khi có sự đồng ý của sản phụ

Trước khi thực hiện khám âm đạo, tất cả các bác sĩ bắt buộc phải hỏi ý kiến của sản phụ và chỉ có thể tiến hành thăm khắm khi sản phụ đồng ý. 

Theo đó, khi hỏi sản phụ, bác sĩ cần giải thích đầy đủ các vấn đề liên quan như lý do cần khám âm đạo, quá trình thực hiện ra sao và cảm giác của sản phụ trong quá trình thăm khám đó. Trong quá trình khám âm đạo, sản phụ có quyền cho người nhà vào cùng. Quá trình này được thực hiện trong phòng kín để đảm bảo sự riêng tư. Đồng thời, sản phụ có quyền yêu cầu bác sĩ dừng khám bất cứ thời điểm nào.

3. Khám âm đạo không thể dự đoán chính xác ngày dự sinh

Có khá nhiều sản phụ vì sốt ruột mà đề nghị bác sĩ khám âm đạo nhằm dự đoán thời gian co chuyển dạ và thời gian cổ tử cung mở. Trên thực tế, khám âm đạo không thể giúp bạn dự đoán chính xác thời điểm sinh. Kể cả sau khi cổ tử cung đã mở thì khám âm đạo cũng không giúp tiên đoán chính xác thời gian thai nhi sẽ chào đời.

Thông thường, cổ tử cung mở khoảng 4cm sau 1 tiếng. Tuy nhiên, quá trình này ở mỗi sản phụ là không giống nhau. Có nhiều người phải mất tới 10 – 12 tiếng thì cổ tử cung mới mở được khoảng 7cm, nhưng sau đó lại mở hoàn toàn trong một khoảng thời gian rất ngắn.

4. Khám âm đạo có thể khiến quá trình sinh nở bị gián đoạn

Khi chuyển dạ, hormone oxytocin được cơ thể sản xuất ra nhằm gây nên các cơn co tử cung, đồng thời làm mờ cổ tử cung. Quá trình sinh nở cần diễn ra trong không gian riêng tư, yên tĩnh và thoái mái. Trong khi đó, việc khám âm đạo có thể khiến sản phụ ngại ngùng, bối rối, thậm chí khiến sản phụ bị đau, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh nở tự nhiên.

Do đó, không cần thiết phải thực hiện khám âm đạo khi sản phụ đang đau đẻ.

5. Khám âm đạo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm

kham-am-dao

Khám âm đạo cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở sản phụ. Mặc dù trước khi khám, bác sĩ đã đeo găng tay y tế và thực hiện các biện pháp tiệt trùng. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, khả năng vỗ ối khi khám âm đạo cũng khá cao. Vì vậy, hãy khám âm đạo trong những trường hợp thực sự cần thiết.

6. Khám trong có thể gây cảm giác bị xâm phạm

Khám âm đạo là phương pháp thăm khám mà bác sĩ bắt buộc phải đưa tay vào bên trong âm đạo để kiểm tra. Mặc dù đây là quy trình y tế, song vẫn khiến sản phụ cảm thấy không thoải mái, thậm chí có cảm giác bị xâm hại.

Tất nhiên, khám âm đạo không phải là vấn đề xấu, nhưng bạn chỉ nên khám khi thực sự cần thiết, không nên lạm dụng phương pháp này.

Bài viết cùng chuyên mục