Fri, 10 / 2015 11:15 am | helios

Đau dạ dày trong y học cổ truyền thuộc hội chứng vị quản thống, tâm hạ thống, với những biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, có khi đau lan sang bên hông sườn. Bệnh chủ yếu xuất phát tù chế độ ăn uống và trạng thái tâm lý gây nên. […]

Đau dạ dày trong y học cổ truyền thuộc hội chứng vị quản thống, tâm hạ thống, với những biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, có khi đau lan sang bên hông sườn. Bệnh chủ yếu xuất phát tù chế độ ăn uống và trạng thái tâm lý gây nên.

Ngoài việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng những bài thuốc sau để trị bệnh đau dạ dày:

1. Tiêu giao gia giảm

Nguyên liệu: bạch thược 16g, bạch truật, phục linh, sài hồ, đảng sâm mỗi vị 12g; chỉ xác, bán hạ mỗi vị 8g; cam thảo 4g; đại táo 3 quả; sinh khương 3 lát. 

Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, sự dụng liên tục 3 – 5 thang.

Công dụng: giải uất, sơ can, dưỡng huyết, kiện tỳ hóa trệ. Bài này rất thích hợp với người bị chứng đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau lan hông sườn, đau đầu chóng mặt, có khi người nóng lạnh.

tri-dau-da-day-bang-dong-y

2. Lý trung hoàn gia giảm 

Nguyên liệu: Đảng sâm, trần bì, bạch truật, hương phụ, mỗi vị 12g; can khương 10g; đại táo 3 quả; chích thảo 6g.

Cách làm: Tán nhỏ làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày dùng 3 lần.

Công dụng: Khu hàn, ôn trung, bổ tỳ ích vị… Bài thuốc này phù hợp với chứng vị hàn đau dạ dày, tay chân lạnh, đầy bụng, đại tiện lỏng, nôn mửa.

Thông báo năm 2016 : Trường trung cấp dược Hà Nội liên tục tuyển sinh các lớp trung cấp dược, trung cấp y học cổ truyền đi học ngay ngoài giờ hành chính tại Hà Đông

3. Thanh vị tán gia giảm

Nguyên liệu: 20g sinh địa, 16g đơn bì, 14g đương quy, 12g thăng ma, 12g uất kim, 10g hoàng liên, 6g cam thảo, 3 quả đại táo (thêm 6g đại hoàng trong trường hợp bị táo bón).

Cách làm: Sắc uống hoặc tán bột, mỗi ngày 1 thang.

Công dụng: Thanh vị, dưỡng âm, nhuận táo… Trị chứng đau dạ dày do vị nhiệt ứ thống, miệng lưỡi lở đau rất hiệu quả./.

Bài viết cùng chuyên mục