
Có rất nhiều phản xạ đầu đời của con cái nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết được. Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh có rất nhiều phản xạ mà bạn cần biết được để xác định con mình đang bệnh hay khỏe. Giật mình Đây là phản xạ thường hay xuất hiện […]
Có rất nhiều phản xạ đầu đời của con cái nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết được. Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh có rất nhiều phản xạ mà bạn cần biết được để xác định con mình đang bệnh hay khỏe.
- Giật mình
Đây là phản xạ thường hay xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Khi có âm thanh hay tiếng động lớn bất ngờ hoặc chuyển động mạnh thì sẽ khiến cho bé giật mình, có thể khóc trong ít phút. Nếu như không có phản xạ này thì bé có thể bị rối loạn về thần kinh, một xương vai bị gãy hoặc sẽ tổn thương thần kinh nối tới cánh tay. Nếu sau 4-5 tháng tuổi, phản xạ này không mất đi thì trẻ sẽ có thể bị khuyết tật thần kinh, bị bại não.
- Trẻ có phản xạ lùng sục
Nếu như chạm vào má hay góc miệng trẻ ở hướng nào thì con bạn sẽ lập tức quay đầu theo hướng đó như đang tìm kiếm . Khi đang cho bé bú , nếu bạn chạm vào má bé , bé cũng sẽ ngưng bú và bắt đầu tìm kiếm. Phản xạ này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn khi trẻ nhà bạn được 4 tháng tuổi hoặc là một tuổi.
- Phản xạ bước
Bạn giữ nách, để cho chân của bé chạm xuống bề mặt phẳng thì bé sẽ bước luân phiên, phản xạ này có từ khi bé mới sinh cho tới 2 tháng tuổi, nếu như trẻ không có phản xạ này thì có thể đã gặp một bệnh lý nào đó.
- Mút và nuốt
Mút ngón tay cái và nuốt nước ối cũng có thể xuất hiện vào lúc thai nhi được từ 12-13 tuần tuổi và hoàn chỉnh khi thai nhi đã được 36 tuần. Bạn có thể kiểm tra phản xạ này ở bé bằng việc đặt ngón tay ,vú. Núm vú vào miệng của con. Phản xạ mút này sẽ kéo dài 1 năm và có thể lâu hơn, còn nuốt là phản xạ cả đời. Đó là lý do giải thích tại sao bé lại thích mút ngón tay hoặc là đưa cả nắm vào miệng để thưởng thức. Việc này rất mất vệ sinh và cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh.
- Phản xạ hàng rào
Khi đang nằm, đầu bé quay sang một hướng nào thì chân, cánh tay bên hướng đó duỗi dài ra, cánh tay và chân còn lại sẽ cong gập vào giống như một hàng rào bảo vệ để bé khỏi lăn ngã . Phản xạ sẽ mất khi bé nhà bạn được từ 5-7 tháng. Nếu như đầu bé không trở về vị trí cũ khi hết kích ứng thì có thể bé nhà bạn đã gặp các vấn đề về kỹ năng song phương như cân bằng, chạy. Bạn có thể chú ý quay đầu bé sang phên phải, tránh khi bé đang nằm và theo dõi các phản ứng để kiểm tra.
- Phản xạ nắm
Khi con dưới 5-6 tháng tuổi,môi lúc bạn chạm vào lòng bàn tay bé thì các ngón sẽ nắm lấy ngón bạn chặt. Khi con dưới 9-12 tháng tuổi, nếu như bạn chạm vào phần lòng bàn chân của bé thì các ngón chân sẽ co lại.
Nếu như một trong những phản xạ trên không xuất hiện hoặc tồn tại trong thời gian quá dài, thì bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Với những phản xạ của trẻ sơ sinh đầu đời chúng tôi nêu trên, các mẹ nên lưu ý để biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.